Mùa thu mật ong miền nam, Thời vụ và công tác quản lý đàn ong ở phía Nam

 

Khí hậu ở phía Nam nước ta khác hoàn toàn so với miền Bắc, vì vậy chăm sóc quản lý đàn ong cũng có những đặc điểm khác. Chúng ta cần nắm vững các thời vụ ở miền Nam để chăm sóc đàn ong mật cho thích hợp


Nội dung trong bài viết

  • Quản lý đàn ong trong vụ dưỡng ong
    • Đặc điểm
    • Quản lí đàn ong
  • Quản lí đàn ong trong vụ nhân đàn
    • Đặc điểm
    • Công tác quản lí đàn ong
  • Quản lí đàn ong trong vụ thu mật
    • Đặc điểm
    • Công tác quản lí

Khí hậu Miền Nam nước ta có hai mùa: mùa khô tháng 11-4, mùa mưa tháng 5-10. Mùa mưa cây sinh trưởng, mùa khô cây thay lá ra hoa tiết mật. Do đó, trong mùa vụ quản lí đàn ong ở các tỉnh phía Nam cần coi trọng đặc điểm sau đây của các cây nguồn mật:

Nguồn mật lớn, thu mật tập trung, thời tiết khi thu mật thuận lợi.

Trước vụ mật nguồn phấn phong phú và kéo dài, còn trong khi thu mật thì rất ít phấn, sau vụ mật nguồn phấn khan hiếm.

Đàn ong ở các tỉnh phía Nam được phân vùng tự nhiên như sau:

Vùng nuôi và khai thác mật ong gác kèo (Apis dorsata) ở vùng rừng tràm Minh Hải – Kiên Giang, chủ yếu là ong dã sinh, hầu như không có ong nội và ong Ý.

Vùng nuôi ong Ý tập trung là Lâm Đổng, Gia Hú – Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai.

Vùng ong nội phần lớn là đồng bằng sông Cửu Long và rải rác ớ các tỉnh Sông Bé, Tây Ninh. Đặc điểm của đàn ong nội ở các tỉnh phía Nam là: thế đàn ong nhỏ, ong thợ và ong đực đều nhỏ, có khả năng chúng thuộc chủng Apis cerana indica. Loại ong này chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta. Tầng chân sử dụng vẫn lấy từ các tỉnh phía Bắc vào, đó là chân tầng của ong A. cerena cerana có tầm vóc lớn hơn. Tạm thời chia làm 3 vụ quản lý ong:

Vụ dưỡng ong : từ tháng 7 đến tháng 9.

Vụ nhân đàn : từ tháng 10 đến tháng 1.

Vụ thu mật : từ tháng 2 đến tháng 6.

Quản lý đàn ong trong vụ dưỡng ong

Đặc điểm

Vụ dưỡng ong bắt đầu khi kết thúc vụ thu mật nhưng ở mỗi một vùng có khác nhau. Ví dụ vùng cao su hết tháng 4, vùng hoa chôm chôm, nhãn thì bắt đầu từ tháng 7, vụ mật nhãn ở vùng ven biển có thể kéo dài đến trung tuần tháng 7. Vụ dưỡng ong thời tiết bất thuận, thường có mưa dông, lụt làm cho đàn ong thụ phấn và mật rất khó khăn dễ bị bệnh ấu trùng và sâu phá tổ. Vụ dưỡng ong có thể dựa vào hoa cam, bắp ngô, bình linh (keo dậu). Hậu Giang còn có đay cách, nhiều tỉnh có dừa nhất là Bến Tre, vùng Lái Thiêu (Sông Bé).

Quản lí đàn ong

Cuối vụ mật phải giữ lại vòng mật cuối. Khi thiếu mật cần cho ăn thêm, hiện nay ở các tỉnh phía Nam rất ít cho ong ăn thêm nên có những vùng trong vụ không có mật, đàn ong đói ăn dễ bị bốc bay hoặc đẻ kém; cho ong ăn xirô đường với tỉ lệ 2 đường cộng với 1 nước (vì độ ẩm cao).

Điều chỉnh đàn ong cho ong đậu kín cầu, loại bỏ kịp thời các cầu cũ, trát kín các khe hở ngoài thùng ong; thu hẹp cửa ra vào đề phòng sâu phá tổ và ong ăn cướp mật.


Đặt ong phân tán để tận dụng nguồn thức ăn ít ỏi ở bên ngoài, chân thùng kê cao 30cm, che mưa nắng và ít kiểm tra đàn để ong ổn định.

Quản lí đàn ong trong vụ nhân đàn

Đặc điểm

Vụ nhân đàn cũng là vụ chuẩn bị đàn ong cho năm sau, nhiều vùng phải mua cả đàn ong mới. Thời vụ ở những vùng núi thì sớm hơn như vùng chè Bảo Lộc và Plâyku hoặc một số nơi có hoa cà phê mít. Nói chung từ tháng 10 trở đi đàn ong ở các tỉnh phía Nam đã phát triển vững chắc.

Về thời tiết: tháng 10 vẫn còn có mưa đặc biệt là Nam Trung Bộ mưa bão đến muộn hơn, vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn có mưa dông nhưng trời ấm gió nhẹ, nói chung thời gian này chuyển vụ từ mưa sang khô. Đáng lưu ý là các tỉnh Đông Nam Bộ biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn: 15-20%. Trước 25 tháng 12 đêm lạnh ngày nắng hanh khô, ong bị bệnh hoa trà nhiều năm rất nghiêm trọng. Về nguồn phấn thì phong phú nhất trong năm. Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có trinh nữ, chè, bắp, cà phê (nở từ tháng 11 đến tháng 2 tuỳ theo độ ẩm), hoa cà phê rất quan trọng vừa có mật vừa có phấn. Phấn hoa cà phê có giá trị với đàn ong và với người. Đổng bằng sông Cửu Long chủ yếu có mận (gioi), nhãn (vụ hai nở tháng 11-12). Nguồn mật có thể thu dược là cúc quỳ (Gia Lai-Kom Tum) và bông trắng (cỏ lào) ở nhiều nơi.

Công tác quản lí đàn ong

Mục tiêu chính của vụ này là nhân nhiều đàn ong. Đánh giá chất lượng đàn ong khi kiểm tra để điều chỉnh thế đàn, nếu yếu cần nhập đàn sớm rồi chia sau, nếu thiếu ăn thì cho ăn kích thích để ong chúa đẻ tốt. Ong có bệnh phải giải quyết dứt điểm dể khi có nguồn phấn tốt thì có điều kiện phát triển đàn ong.

Xây tầng mới: khi đàn ong đông, nguồn hoa phong phú thì cắt bớt góc bánh tổ cho ong cơi nới thêm. Loại bỏ các cầu quá già cũ cho ong đậu dày trên cầu và tích cực xây thêm cầu mới. Ở các tỉnh phía Nam chưa xác định được loại tầng chân tiêu chuẩn cho ong địa phương nên cần tăng cường cho ong xây tầng tự nhiên bằng cách: dùng khung cầu đã cũng dây thép gắn một dải tầng chân hoặc đổ một vệt sáp ong vào giữa xà trên cầu rồi đặt vào giữa đàn ong (dải tầng chân chỉ nên rộng 1cm dài 36cm) để ong xây.

Chia đàn: từ tháng 10 đến đẩu vụ mật có thời gian 3-4 tháng cần chia thêm đàn. Công tác chia đàn trong vụ tiến hành liên tục 5-10 ngày tạo một đợt ong chúa hoặc tận dụng ong chúa tự nhiên để chia đàn. Đàn 0ng chia đợt trước bị mất chúa thì gắn giới thiệu mũ chúa đợt sau. Đàn ong mạnh đến đâu chia đến đó. Khi đàn ong chia ra có chúa mới có khả năng xây bánh tổ và phát triển rất nhanh phải kết hợp chặt chẽ giữa chia đàn với xây bánh tổ, đồng thời thay thế một số ong chúa yếu. Trước khi khai thác mật một tháng thì kết thúc chia đàn, tiếp tục xây thêm cầu mới. Xây dựng đàn ong mạnh và lên kế hoạch chuẩn bị thu mật. Khi ngừng chia đàn chú ý chống chia đàn tự nhiên bằng cách luôn điều chỉnh số ong tương đương với số cầu. Vặt bỏ mũ chúa và thay những chúa già vì ong chúa già chia đàn tự nhiên rất mạnh. Trong vụ chia đàn, đàn ong vùng hoa trà và phấn đắng thường bị bệnh ấu trùng (đàn ong Ý bị nặng hơn, đàn ong nội bị nhẹ hơn).

Cách giải quyết tốt nhất là dời ong về vùng hoa cà phê sớm, gạt bớt phấn và cho ăn xiro loãng với lượng nhỏ nhưng cho ăn liên tục.

Quản lí đàn ong trong vụ thu mật

Đặc điểm

Thời tiết trong vụ thu mật ở các tỉnh phía Nam thường rất ổn định, chỉ có ít mưa vào tiết Vũ Thuỷ. Từ tháng 2 trở đi liên tục có mật nhưng nguồn phấn rất ít, cuối tháng 2 kết thúc hoa cà phê. Một số nơi có phấn lúa. Đàn ong đầu vụ mật rất mạnh, có thể chia đàn tự nhiên.

Công tác quản lí

Cn chuẩn bị sớm nguồn hoa thu mật: đối với đàn ong nội không nên đặt cùng với ong Ý vì dễ gây hiện tượng ong cướp mật vào cuối vụ. Không nên đặt đàn ong, trại ong khoẻ mạnh cạnh đàn ong hoặc trại ong đang mắc bệnh. Để tận dụng những nguồn hoa cho mật thơm ngon, khi chôm chôm, nhãn nở hoa nên bỏ mật lá lấy mật hoa.

Đề phòng ong ngộ độc thuốc trừ sâu đặc biệt khi đặt ong ở vùng hoa nhãn. Phải quan hệ chặt chẽ với người làm vườn nhầm nắm vững lịch phun thuốc để xử lí đàn ong.

Khi thu mật cần chờ mật vít nắp 80-90% mới thu, vừa thu mật vừa xây tầng mới. Cần luôn luôn giữ đàn ong đông thì mới có thể đạt sản lượng mật cao. Thay chúa già yếu còn lại. Đàn ong bị bệnh thu mật sau cùng không để lây lan bệnh sang đàn khác, loại bỏ ong chúa dùng mũ chúa gắn vào đàn bệnh để giải quyết bệnh thối ấu trùng.

Cuối vụ mật: khi thấy đàn ong mật vào máy quay thì chấm dứt quay mật để ong dự trữ mật nuôi chúng cả vụ sau. Đàn bị bệnh nghiêm trọng có thể huỷ bỏ vì trong vụ dưỡng chúng không tồn tại được mà lại lây lan bệnh sang đàn khác… Mỗi vòng thu mật là một lần kiểm tra. Cần cắt bớt nhộng ong đực và giải quyết mọi việc phát sinh như mất chúa, vỡ bánh tổ trong khi thu mật, loại bớt cầu và điều chỉnh đàn ong chuẩn bị cho vụ dưỡng. 

QUÝ KHÁCH CÓ THỂ TÌM VÀ MUA MẶT ONG TẠI ĐÂY >> 

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.